Đoán tình trạng cây lan thông qua dấu hiệu lá và rễ

Lan bị nhiễm bệnh không phải là hiện tượng hiếm gặp, thậm chí, bất kỳ giống lan nào cũng có thể bị bệnh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Để kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp xử lý, những người trồng lan chuyên nghiệp thường quan sát các dấu hiệu trên lá và rễ lan. Thông qua những dấu hiệu này có thể đoán biết tình trạng của cây lan.



Cụ thể:

STT
DẤU HIỆU TRÊN LÁ
NGUYÊN NHÂN
1
Lá xanh đậm, quặt quẹo
Cây thiếu sáng
2
Lá vàng úa, còi cọc
Cây nhiều sáng, thừa nắng
3
Lá cứng cáp, hơi ngả màu vàng
Vừa đủ ánh sáng
4
Lá bị đốm thối, các đốm loang dần
Bị bệnh thối lá, thối đọt
5
Lá bị chấm, có quầng, có sọc
Cây bị nhiễm virus
6
Lá bị chấm, bị đốm nhưng không loang
Cây bị đọng nước, nhiễm lạnh
7
Đầu lá bị cháy
Nhiều phân, muối khoáng
8
Lá nhăn nheo
Thiếu ẩm, thối rễ



Bên cạnh ánh sáng, việc tưới nước quá nhiều, quá thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến cây bị bệnh. Nên nhớ, rễ lan cần ẩm lẫn khô, vì thế, nên căn cứ vào tình trạng cây để tưới thật đẫm cho rễ, sau đó để khô 2 - 3 ngày hay thậm chí  1 tuần rồi mới tiến hành tưới lại.

Ngay cả với những giống lan cần nhiều nước như Vanda cũng cần đợi cho rễ khô (sau vài giờ tưới) mới tiến hành tưới lại. Nếu cây luôn trong tình trạng ngập nước, rễ sẽ bị thối, không thể hút nước để nuôi cây, khiến cây còi cọc, yếu ớt, không đủ sức chống lại bệnh tật.

Cần phân biệt giữa cây bị thối rễ (thừa nước) và cây không đủ nước. Nếu không đủ nước, cây sẽ bị còi cọc, cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức. Còn cây thối rễ (thừa nước) thì lá sẽ bị nhăn nheo, thân bẹ bị tóp lại. Đặc biệt, lá vàng, mềm nhũn và rụng dần là dấu hiệu của việc tưới quá nhiều nước, cây bị thối rễ nghiêm trọng. Lúc này, cần có sự điều chỉnh về lượng nước tưới và số lần tưới để ngăn cây bị chết. 

Nguồn: Hoa Lan Cần Thơ

Nhận xét